Điều tra của Phạm Viết Đào để làm rõ: “Nhà văn Phạm Viết Đào bị điên hay Đại tá CCB Lê Đình Tài bị mù!?”
Khu vực Yên Minh
Trong 10 năm 1979-1989, Trung Quốc đã lần lượt đưa 60 vạn quân tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược dai dẳng khu vực biên giới nước ta từ Lao Chải Vị Xuyên tới Yên Minh Quản Bạ trên một tuyến dài gần 100 km; Chỗ quân Trung Quốc tiến sâu nhất 5 km.
Tới năm 1988, sau khi chiếm được Gạc Ma làm vốn liếng, cuối 1989 Trung Quốc mới rút đội quân về khỏi một số vị trí nhưng vẫn giữ lại một số khu vực, điểm cao chiến lược. Ở khu vực Yên Minh, theo một số anh chị em công tác tại Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Giang cho biết: Sau tháng 2/1979, mồ mả của làng xóm họ hàng của họ hiện nằm sâu trong đất Trung Quốc khoảng 2 km.
Khu vực Lao Chải
Khu vực Lao Chải nổ ra chiến tranh ác liệt vào giai đoạn 1980-1982, theo CCB Vũ Tân Long (E 122), Tạ Văn Phòng (Đan Phượng, Hà Nội), Vũ Văn Soái (F 313 quê Thanh Hóa) trong các hồi ức của CCB này họ cho biết: những trận đánh ác liệt ở khu vực Lao Chải giai đoạn đó quy mô xung đột ở cấp tiểu đoàn. Hàng trăn chiến sĩ của Trung đoàn 122 đã hy sinh trong các trận đánh bảo vệ các điểm cao ở Lao Chải. Kết cục Trung Quốc đã chiếm giữ các Cao điểm 1600 A, 1600 B cho đến hiện tại - (1600 là con số chỉ chiều cao so với mặt biển).
Khu vực Ngã ba Thanh Thủy
Ngã ba Thanh Thủy là lòng chảo nằm lọt giữa 4 đỉnh cao: 1509 (Núi Già) -1030 (Đông Sơn) - 1250 (Giả Âm Sơn) - Tây Côn Lĩnh (cao 2000 m) đã từng xảy ra những trận đánh ác liệt giữa quân của 8 Đại quân khu Trung Quốc trong giai đoạn 1979-1989. Trong 4 cao điểm nêu trên, thì Tây Côn Lĩnh nằm sâu trong đất ta, còn 3 cao điểm hiện nay bị Trung Quốc chiếm giữ.
Trung Quốc đã đưa vào đây khoảng trên dưới 30 sư đoàn và khoảng 60 vạn quân; Về phía Việt Nam là các Sư đoàn của Quân khu 2: 316, 313, 314, 356 và một số sư đoàn của Bộ Quốc phòng được điều lên trợ chiến. Tổng cộng phía Việt Nam có 9 sư đoàn với số lượng gần 20 vạn quân lần lượt lên chiến đấu bảo vệ Vị Xuyên chống sự xâm lược của quân Trung Quốc.
Phía Trung Quốc gọi cuộc chiến này là “Lưỡng Sơn luân chiến”. Hiện tại xin đi sâu vào một số đoạn đường biên tại khu vực này. Trước hết xin nói về đường biên giới chạy qua khu vực 1509-772-Cửa khẩu Thanh Thủy.
Đường biên ở khu vực 1509
Năm 2016, tôi Phạm Viết Đào, bằng xe máy đã từ Hà Giang lên tới Điểm cao 468, sau đó men theo sườn dốc vào sâu trong bản Nậm Ngăt, lúc đó đã có khoảng 50 nóc nhà chủ yếu là bà con người Dao sinh sống dưới chân các điểm cao 800-1100-772-685; Năm 2018 số lượng gia đình vào đây đông hơn tăng thêm vài chục nóc nhà.
Đây là khu vực diễn ra các trận đánh ác liệt trong chiến dịch MB 84 ngày 12/7/1984 và các trận đánh giằng co trên các Cao điểm 685 và 1100; Đây thuộc địa bàn bản Nậm Ngặt lính Vị Xuyên đặt tên là “Thung lũng gọi hồn”.
Năm 2016 tôi đã vào gia đình trưởng bản chồng là Bàn, vợ là Trương Thị Bìu; nhà của họ làm đối diện với Cao điểm 772, cách 772 khoảng 200-300 m, nằm dưới chân cao điểm 1100 và 800. Họ lên đây đã 2 năm, Bìu cho biết: trước đây gia đình sống ở vùng này, chiến tranh nổ ra nên đã sơ tán xuống Bắc Mê, bây giờ hòa bình rồi, quay lại làng bản cũ để sinh cơ lập nghiệp.
Theo vợ chồng Bìu, hiện bà con mới làm ruộng bậc thang, làm nương rẫy men men theo 2 ngọn đồi 772 và 685. Đã có một vài bà con vào sườn 1509, chỉ trồng rừng làm rẫy tới bình độ 800 là bị lính Trung Quốc đe dọa, xua đuổi; mặc dù theo hiệp định phân định biên giới 1999, mé sường 1509, từ bình độ 1200 nơi cắm cột mốc là của Việt Nam”. Hiện gia đình Bìu-Bàn và bà con Nậm Ngặt làm nhà ở bình độ 500-600.
Trần Đức Thọ là bạn cùng công tác với tôi ở Bộ Văn hóa, có thời là công an vũ trang đóng quân tại khu vực Thanh Thủy; Thọ cho biết: Thời Thọ ở đây, Cột mốc biên giới khu vực cửa Thanh Thủy cách cửa khẩu hiện tại khoảng 800 m, tức cửa khẩu hiện tại lùi sang đất ta 800 m. Cột mốc biên giới nguyên thủy đặt cạnh một cái chợ bà con hai nước vẫn qua lại trao đổi buôn bán.
Một vài lần lên Hà Giang, một vài CCB xác nhận với tôi thông tin này, họ sẵn sàng dẫn đường đưa tôi qua bên kia cửa khẩu Thanh Thủy, chỉ cần có chứng minh thư là qua được. Tôi không dám qua vì chứng minh thư của tôi ghi là người Hà Nội.
Mặc dù đã lấn sang ta 800 m, có lần Nguyễn Xung Kích đưa tôi lên thăm cửa khẩu, chỉ cho tôi con sông Lô chạy từ Trung Quốc đâm thẳng vào đất ta, để chống xói lở, ta cho xây kè. Thế nhưng khi ta cho thợ xây kè thì Trung Quốc cho bọn đầu gấu mang gây gộc sang gây sự không cho xây. Đã qua nhiều trận đánh nhau bên ta mới xây được bờ kè, mặc dù đất của mình.
Trong tập san “Ký ức hào hùng miền cực Bắc” do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang xuất bản giai đoạn 2015-2019, lưu hành nội bộ các CCB, có bài “Vững Vàng Nơi Bắc Suối Thanh Thủy” của Thiếu tướng Hoàng Văn Toái, Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14/313 Quân khu 2 ngươi chỉ huy Trung đoàn 14, Trung đoàn chiến đấu 260 ngày đêm trong các năm 1984-1985-1986 đã kể về các trận chiến đấu của Trung đoàn 14 do Hoàng Văn Toái chỉ huy bảo vệ khu vực phía bắc Thanh Thủy. Bài viết ghi cuối bài năm 2016 có đoan kết sau đây: “Cuối năm 1988, đầu năm 1989 Sư đoàn 313 bàn giao lại trận địa phòng ngự cho các trung đoàn địa phương tỉnh Hà Tuyên (Trung đoàn 247 và Trung đoàn 877). Về phía đối phương, chúng cũng liên tục đổi quân, liên tục tổ chức tấn công hòng đẩy ta xuống phía Nam suối Thanh Thủy, song đều thất bại. Sau đó chúng giảm dần các hoạt động tấn công lấn chiếm, cuối tháng 12 năm 1988 chúng ngừng bắn phá và đến tháng 3 năm 1989 chúng lần lượt rút khỏi các vị trí trên lãnh thổ Việt Nam. (Trên biên giới Hà Giang chúng vẫn tiếp tục chiếm giữ các điểm cao dọc đường biên như 1545, 1509, 772, 1030 huyện Vị Xuyên, 1250 huyện Yên Minh)”.
Thiếu tướng Hoàng Văn Toái, quê huyện Bắc Quang, Hà Giang, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang, Tham mưu Trưởng, Phó Tư lệnh Quân khu 2, nguyên Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10 và 11.
Như vậy qua bài viết của Thiếu tướng Hoàng Văn Toái thì hiện tại “Trung Quốc vẫn chiếm giữ các cao điểm 1545, 1509, 772, 1030 huyện Vị Xuyên, 1250 huyện Yên Minh”. Thế nhưng trong clip ghi là của Lê Đình Tài, từng là CCB Vị Xuyên thuộc Trung đoàn 66, F 31, chiến đấu ở chiến trường này trong các năm 1986-1987; Thời điểm đó Tài mới là cán bộ ở cấp cán bộ đại đội. Sau đó Sư đoàn 31 rút khỏi Hà Giang thế nhưng gần đây “tôi đại tá Lê Đình Tài” lại viết những dòng “bố tướng” sau đây: “Khi 2 nước Việt-Trung bình thường quan hệ, biên giới đã được trở về nguyên trạng, mỏm H 3 nằm sâu trong nước ta độ 1,2 đến 1,5 km là nơi thả dê của dân Thanh Thủy. Rời điểm cao 1509 mà bên Tàu gọi là Lão Sơn, Bản đồ UPL của Mỹ, lính đã sử dụng hồi đó thì Mỏm 1 cao nhất nằm phần nhiều bên đất Trung Quốc. Sau khi phân định biên giới nó trở về Trung Quốc như trước, phí họ đã xây khu du lịch trên đó. Dựa vào yếu tố này, ông Phạm Viết Đào cùng nhiều kẻ chống phá khác vẫn viết bài liên tục đả phá ta cắt 1509 cho Tàu. Tôi Lê Đình Tài và một số CCB Vị Xuyên trao đổi, phân tích với ông ta chân tình về số liệu về thực tế đường biên với Trung Quốc ta không mất đất nhưng ông ta vẫn không nghe tiếp tục công bố những điều bịa đặt, vu khống làm cho các CCB Mặt trận Vị Xuyên bức xúc. Nhiều người đã bảo ông ta bị điên, đáng chú ý em ông Đào cũng đã hy sinh trong trận đánh này đến giờ vẫn đang nằm đâu đó trên sườn núi. Ông Đào sau này bị ngồi bóc lịch 2 năm vì tội chống phá nhà nước”.
Trong đoạn viết này có 2 đoạn Lê Đình Tài lươn lẹo đưa chi tiết “mỏm H 3 trở thành nơi thả dê của dân Nậm Ngặt” để lập lờ úm những người không biết gì rằng biên giới đã bình yên, rằng biên giới đã trở về nguyên trạng. Sự lươn lẹo này chỉ đánh lừa được người đọc chưa từng lên Vị Xuyên còn các CCB Vị Xuyên và ai đã từng lên thăm thì thừa biết mỏm H 3 là mỏm nằm trên Cao điểm 685; Tại mỏm H 3 từng diễn ra một câu chuyện hy hữu. Nguyên đối diện H 3 nơi quân ta chốt giữ còn mỏm H 1, đối diện do quân Trung Quốc chiếm giữ; Hai mỏm này cách nhau trên 10 m. Mặc dù không trao đổi được với nhau bằng lời, nhưng Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 E 876, F 356 là Nguyễn Văn Hà đã có sáng kiến giao đãi với người câm để trao đổi với lính Trung Quốc. Cuối cùng bằng cử chỉ lính của hai điểm chốt H 1 và H 3 đã đi đến “ký tắt hòa bình” nghĩa là hai bên không bắn nhau nữa. Thỉnh thoảng bên này ném sang bên kia bao thuốc, bao kẹo, bên kia ném sang bên này chai bia. Khi cần gặp nhau, hai bên ra ám hiệu; Đã có những đêm lính hai điểm chốt H 1 và H 3 nhảy ra khỏi công sự ôm nhau múa hát thay cho bắn nhau. Sự việc này sau này được báo cáo cho chỉ huy cấp trên, nhà thơ Ngọc Bái, thời điểm đó là cán bộ tuyên văn của Quân khu 2, sau này là Giám đốc Sở văn hóa Yên Bái được cử lên để trinh sát chuyện này và anh đã chứng kiến.
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 E 876 F 356 Nguyễn Văn Hà tôi đã gặp vào đầu năm 1985, khi tôi lên tận tiểu đoàn này đóng ở dốc Mã Tim để hỏi thăm về thông tin chú em hy sinh. Cũng chính tại Tiểu đoàn này, tôi tận tai nghe cuộc trao đổi giữa Hà và một cán bộ đại đội, anh này nằng nặc xin xuất ngũ vì đã làm trọn niên hạn nghĩa vụ; Còn Hà thì thuyết phục: Cậu cứ cùn ra đòi giải ngũ thì cậu thiệt. Tôi nghe anh cán bộ đại đội này kể về MB 84: Trước khi ra trận bọn em nghe Tướng Hoàng Đan động viên nhớ mang nhiều giây thừng về để bắt trói bọn lính Trung Quốc.
Dẫu sao những ý kiến của dân Nậm Ngặt, CCB Trần Đức Thọ kể cả Tướng Hoàng Văn Toái, Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14, Sư 313; Hoàng Văn Toái từng chỉ huy chiến đấu 3-4 năm ở khu vực ngã ba Thanh Thủy và dăm bảy năm sau là cán bộ chỉ huy của Quân khu 2 và Tỉnh đội Hà Giang thì vẫn là những ý kiến theo kinh nghiệm, cảm quan. Kỳ sau Phạm Viết Đào sẽ đưa bản đồ in kèm trong Nghị định thư của “Hiệp định phân định biên giới 1999” với Bản đồ vẽ theo Công ước Pháp-Thanh ký 1895, Hải quân Mỹ đưa lên mạng về đoạn đường biên Việt Nam-Trung Quốc khu vực 1509 và ngã ba Thanh Thủy; Đây là cơ sở pháp lý đã được công bố công khai với cả thế giới ai cũng có thể nhận ra, quý vị phân định ai, đúng ai sai ai điên ai mù.
Comments