top of page
​AD
Hòa Nguyễn

Tên gọi “Huế” xuất xứ từ đâu?

Theo phỏng đoán, cái tên Huế là tên dân dã và chỉ cái tên Thuận Hóa, do người dân nơi này đọc chệch chứ Hóa thành Huế. Còn tại sao lại đọc chệch như thế, thì có lẽ phải nghiên cứu phần ngữ âm tiếng địa phương nơi đây.

Cổng chính của Hoàng cung ở Huế, Việt Nam. Ảnh: Uwe Aranas


Thuận Hóa (順化) là địa danh hành chính cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Đây nguyên là đất các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh, Châu Ô, Châu Ri (hay Lý) của Chiêm Thành.


Năm 1069, sau cuộc chiến với Đại Việt dưới thời Lý Thánh Tông bị thua, vua Chiêm Thành đã cắt đất 3 châu phía bắc là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh để cầu hòa, nhà Lý đặt tên vùng đất mới là Tân Bình. Năm 1306, vua Chiêm là Chế Mân lấy công chúa Huyền Trân và đổi lấy hai châu Ô, châu Lý còn lại làm quà sính lễ. Năm 1307, Trần Anh Tông tiếp thu hai châu vào Đại Việt và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Sau này hai châu được gom lại thành phủ Thuận Hóa dưới thời nội thuộc nhà Minh.



Duy có việc gọi Thuận Hóa thành ra Hóa - Huế thì hiểu được. Cư dân Việt truyền thống, tên cổ (nôm) địa danh toàn đơn âm, bây giờ còn rơi rớt một ít ở phía bắc, được lưu dân mang tập quán ấy vào miền Nam. Quê tôi gần Hải Phòng, cho đến trước 1975, dân cư vẫn gọi thành phố ấy là Phòng (bỏ chứ Hải). Người Huế gọi Thuận Hóa là Hóa/Huế cũng vậy thôi.

Tương tự Hoa Kỳ đọc thành Huê Kỳ, “Hoà nhau nhé” thành “Huề nhau nhé”.

Con trong Bộ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và cái tên Huế xuất hiện.


Trong hồi ký của Pierre Poivre, là một thương nhân Pháp đã từng đến kinh đô Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.



Bản đồ cũ miền Trung Việt Nam giữa Faifo (Hội An) và Huế, khoảng năm 1778. Bản dịch tiếng Pháp của Le Floch de la Carrière "Bản đồ một phần bờ biển Nam Kỳ", được xuất bản bởi Jean-Baptiste d'Après de Mannevillette (1707–1780) trong tập bản đồ biển Neptune Oriental (tái bản lần thứ hai năm 1775).


Vào năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ -Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15/7/1789 của Olivvier de Puynamel gửi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này. Nó không biết rằng ngày 20/10/1898, dụ của Vua Thành Thái lập thị xã Huế, ngày 30/8/1899 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ và ngày 12/12/1929 được nâng thành thành phố Huế.



Tác giả: Võ Huy Phương

Comments


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page