Có nhiều luồng ý kiến khác nhau về sự thất bại của người Việt trước người Hoa Hạ, trong đó có những ý kiến cho rằng văn hóa Đông Sơn còn đang trong trạng thái nguyên thủy nên mới thua trước người Hoa Hạ, nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy.
Bài viết này phác họa một góc nhìn toàn cảnh nhất có thể về những nguyên nhân khiến người Việt thất bại trước người Hoa Hạ, nó không tới từ trình độ văn minh, không tới từ vấn đề sắt-đồng, mà bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau tác động tới sự phát triển của hai nền văn hóa ở từng giai đoạn.
Thông qua sự khảo cứu sâu về nguồn gốc dân tộc, thì có thể khẳng định văn hóa trước khi người Việt rơi vào thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, là văn hóa Đông Sơn, có nguồn gốc từ các văn hóa trong vùng Dương Tử: Lương Chử, Thạch Gia Hà. Đây là hai nền văn hóa có nhà nước sớm nhất trong trong vùng Đông Á, trước khi vùng Hoa Bắc bắt đầu xuất hiện nhà nước ở văn hóa Long Sơn. Do vậy, ngay từ thời kỳ này, tiền thân của người Việt đã vượt qua giai đoạn bộ lạc nguyên thủy, tiến tới sự hình thành của nhà nước. Văn hóa Đông Sơn là điểm cuối của quá trình phát triển đó, nên nó không thể là một nền văn hóa nguyên thủy như nhiều người vẫn nghĩ.
Thêm vào đó, văn hóa Đông Sơn cũng có tầm ảnh hưởng cực kỳ rộng lớn và sâu sắc trong thời gian tồn tại, với vùng ảnh hưởng trải rộng từ phía Nam Dương Tử tới tận Đông Nam Á lục địa, hải đảo, dư âm, dấu ấn của văn hóa Đông Sơn còn hiện diện tới tận ngày nay, khi còn tồn tại vô số các dân tộc vẫn giữ và sử dụng trống đồng, vốn là một hiện vật biểu tượng mà nền văn hóa Đông Sơn đã tạo nên. Không một nền văn hóa nguyên thủy nào có thể tạo nên một sức ảnh hưởng to lớn và sâu sắc như vậy. Những ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn cũng đã khẳng định, chắc chắn thời kỳ này, người Việt đã có nhà nước, kế thừa từ các văn hóa trong vùng Dương Tử, chỉ có như vậy, mới có sức tác động và ảnh hưởng lớn đối với các vùng xung quanh. Vậy nên, chúng ta có thể xem Đông Sơn là một trong hai nền văn minh cổ đại trong vùng Đông Á và Đông Nam Á: văn minh Hoa Hạ ở phía Bắc và văn minh Đông Sơn ở Việt Nam.
Đó là về trình độ văn minh, chắc chắn người Việt không thua người Hoa Hạ, thậm chí còn có những ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của văn minh Hoa Hạ, ở các văn hóa Lương Chử, Thạch Gia Hà, những dấu ấn của các nền văn hóa này với các văn hóa phía Bắc đã được xác định rất rõ ràng, là rất lớn. Vậy nên, người Việt đã sớm phát triển hơn so với người Hoa Hạ, nhưng người Hoa Hạ bắt đầu phát triển mạnh từ thời nhà Thương, với sự tiếp thu kỹ thuật đồ đồng từ vùng Trung Á, tiếp thu văn hóa của người Việt, sau đó cũng là một quá trình dài họ dần dần đạt tới trình độ phát triển cao hơn so với người Việt, chiếm dần dần các vùng đất của các vị vua Hùng, không phải một lúc có thể nuốt gọn toàn bộ đất đai của quốc gia Văn Lang.
Người Hoa Hạ có một nền văn hóa đặc trưng xuyên suốt lịch sử của họ, đó là văn hóa chiến tranh, nền văn hóa đó đã làm nền tảng thúc đẩy cho sự phát triển của người Hoa Hạ, hình thành nên những tổ chức nhà nước, hình thái xã hội có độ phức tạp cao, dần dần tiến tới tập quyền trong thời kỳ nhà Tần. Bên cạnh đó, có một điều kiện khác cực kỳ quan trọng, đó là họ sở hữu một vùng đồng bằng cực kỳ rộng lớn, bằng phẳng: đồng bằng sông Hoàng Hà, điều kiện tại đây làm nền tảng để cho phát triển rất mạnh về văn hóa, về dân số, do khả năng sản xuất nông nghiệp ổn định, nền nông nghiệp ổn định chính là cơ sở để họ phát triển những yếu tố văn hóa mạnh mẽ, đặc biệt là trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc là một giai đoạn chiến tranh triền miên, giúp người Hoa Hạ có một khả năng chiến tranh vượt bậc, để khi có chính quyền tập quyền, họ có khả năng chiếm được các vùng đất xung quanh để mở rộng lãnh thổ của mình.
Nền tảng đó đã giúp cho sự phát triển của người Hoa Hạ dần vượt qua người Việt, nhưng các triều đại Hoa Hạ cũng phải rất vất vả mới chiếm được các vùng lãnh thổ của người Việt, bắt đầu từ thời nhà Thương, sau đó là các triều đại Sở-Tần-Hán, dần dần họ mới chiếm được các vùng đất của người Việt, tới thời Nam Việt và sau đó là nhà Hán, toàn bộ lãnh thổ của người Việt bị sáp nhập vào đất đai của người Hoa Hạ.
Chế độ tập quyền của người Hoa Hạ là một bước tiến lớn, giúp cho sức mạnh của nhà nước, quân đội trở nên tập trung hơn, người Việt tuy cũng có nhà nước, nhưng nhà nước thời kỳ này vẫn theo chế độ phong kiến phân quyền, các vùng tự trị dưới quyền của các Lạc Tướng (thuộc dòng dõi vua Hùng). Nên nhìn chung, về chế độ chính trị, người Hoa Hạ đã vượt qua người Việt, đó là nguyên nhân chính cho sự thất bại của người Việt trước người Hoa Hạ.
Sự thất bại của người Việt còn tới từ sự phát triển của người Hoa Hạ, sức mạnh họ có được nhờ nền tảng nông nghiệp, tổ chức nhà nước tập trung, bên cạnh đó, nó còn tới từ nguyên nhân dân số, nhìn chung thì phía Nam là nơi không thuận lợi để phát triển dân số, bởi thời tiết, khí hậu nhiệt đới nên con người rất dễ bệnh tật, cũng vì vậy, nên người Việt không thực sự phát triển mạnh về dân số, mặc dù có khả năng sản xuất lương thực rất tốt.
Vì đó, nên người Việt dần dần mất đi những vùng lãnh thổ của mình trước khi thất bại trước nhà Hán, rơi vào gần 1000 năm Bắc thuộc. Sự thất bại không phải tới từ trình độ văn minh, mà nó tới từ điều kiện phát triển khác nhau, người Hoa Hạ có những điều kiện thuận lợi hơn, nên đã vượt qua và đánh bại chúng ta. Sau đó, người Việt đã học được tổ chức nhà nước của người Hoa Hạ để đánh đuổi họ và giành lại độc lập cho đất nước, cho dân tộc.
Một chi tiết nhỏ khác, vào năm 43 SCN, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa, hạ 65 thành trong vùng Lĩnh Nam, trong thời gian ngắn đã đánh đuổi người Hán khỏi đất Việt, đó cũng là một cơ sở cho chúng ta thấy được một tổ chức chặt chẽ, sự cố kết, ý thức dân tộc chắc chắn đã hoàn thiện vào thời Văn Lang, đã làm nền tảng cho cuộc khởi nghĩa này có sức ảnh hưởng rộng trong thời gian ngắn.
Nhìn chung, thì dưới góc nhìn của page, sự thất bại của người Việt trước người Hán tới từ nhiều nguyên do, nó không phải bởi đơn giản theo kiểu người Việt còn trong tình trạng nguyên thủy, hay người Việt chưa tiến tới thời kỳ đồ sắt nên thua, những điều đó hoàn toàn không đúng.
Comments