top of page
​AD

Tái Hiện Tính Phồn Thực Trên Những Đồ Án Vật Thể Champa

Ngay từ khởi thủy con người, đã có nam và nữ, và dĩ nhiên Tạo Hoá đã ký thác cho con người của mọi dân tộc bản năng truyền sinh, qua tình yêu, đời sống và tính dục vợ chồng. Từ đây, phát sinh tín ngưỡng Phồn thực, sau đến Shiva giáo: tôn vinh và tôn thờ "Sinh thực khí" Linga - Yoni của nam và nữ, biểu tượng cho nguồn cội phát sinh sự sống và năng lực sáng tạo muôn loài, theo vũ trụ quan của dân tộc Chăm xưa và nay.

Linga, Yoni không chỉ được tôn thờ ở Ấn Độ, mà còn được tôn thờ khá phổ biến ở các nước có sự tiếp thu và chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, trong đó có Champa lúc bấy giờ.


Lễ hội


"Trong lễ cúng Ri Chà Nư Cành, dân tộc Chăm có múa điệu múa đực - cái mang đậm tính phồn thực. Người ta làm 3 lễ vật dâng cúng bằng gỗ có hình dáng như sinh thực khí nam, chọn trong làng một người đàn ông khỏe mạnh, cầm khúc gỗ hình sinh thực khí đó múa cùng bà bóng. Điệu múa đực - cái mang ý nghĩa trời-đất giao hòa, từ đó con người, vật nuôi, cây trồng sinh sôi, phát triển...".



Kiến Trúc


Hầu như các tháp Chăm còn hiện hữu đến nay, đều được xây dựng theo một đồ án nhất định: hình dáng Linga. Từ tháp xưa nhất tại Huế - cực Bắc Chăm (tháp Mỹ Khánh), đến các tháp cổ cực Nam Chăm (các tháp Pô Shanư, Pô Dam, Hoà Lai...), đến các tháp cuối cùng của vương quốc Champa (Pô Klông Garai, Yang Rông, Pô Rômê...) đều cùng một thể hiện.


Đền Kamakhya từ thế kỷ thứ 8, Guwahati Assam: có một tảng đá có khe nứt hình yoni với suối nước tự nhiên. Đây là một địa điểm hành hương truyền thống Shakism chính.


Vật thờ


Từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất mãi đến thế kỷ 13 scn, vật thờ tại các tháp của người Chăm Balamon chính là sinh thực khí Linga - Yoni, hiện thân của tam vị nhất thể: thần Shiva - Vishnu - Brahma. Tại tiểu quốc Panduranga, sau biến cố 1471, Shiva giáo của tiểu quốc đã bản địa hoá mạnh mẽ để biến thể thành Chăm Ahier và Chăm Awan: tôn thờ Shiva - vua Chăm, cụ thể tại thời điểm cao trào ở thế kỷ 17 SCN, triều vua Pô Rômê.




Vật cùng & Đồ trang sức


Đề cập đến các đồ dùng để cúng thần linh tại các đền tháp Chăm, cách riêng thần Shiva, từ xa xưa (trước thế kỷ 4-5 SCN?) người Chăm Balamon đã có truyền thống tái hiện sinh thực khí trên các đồ án cúng bái như: ấm, bình, bát bồng, đèn, bình vôi,... Riêng ấm bình cổ được tìm thấy nhiều hiện nay từ trong lòng đất, đáy sông, hang động... là các bình có vòi, với nhiều chất liệu, gọi là Kendy. Chúng mang vòi được cách điệu thành hình dáng Linga trông thanh thoát và có độ thẩm mỹ cao. Ngay cả đồ trang sức dành cho Thần linh và giới hoàng tộc cũng được thiết kế theo đồ án Phồn thực rõ nét (như bầu nhũ...).


Biểu tượng Linga - Yoni của vũ trụ giao hòa trong Ấn Độ giáo tại thánh địa Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.



Biểu tượng Yoni và Linga được tìm thấy ở cả hai dạng đế tròn và vuông. Nó là một biểu tượng cho năng lượng sinh sản thiêng liêng.





















Biểu tượng Lajja Gauri thế kỷ 6 từ Madhya Pradesh. Trong biểu tượng này, đầu của cô ấy được thay thế tượng trưng bằng một bông hoa sen lớn, yoni của cô ấy có thể nhìn thấy ở vị trí được mô tả như thể cô ấy đang sinh nở.



Nếu chúng ta đứng ở góc độ truyền thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc, đặc biệt dân tộc Champa, thì ngẫu tượng sinh thực khí như phóng chiếu khát vọng sâu thẳm của con người mang những sứ điệp có giá trị tâm linh và nhân văn cao. Đó là lòng trân quí sự sống con người, là đề cao năng động của tình yêu thể hiện qua tính dục trong hôn nhân, là tôn thờ Đấng là Thần linh "Tam vị nhất thể" với quyền năng tuyệt đối sinh tạo muôn loài muôn vật.

Yorumlar


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page