top of page
​AD

Ngày Thiếu Nhi Ở Một Số Nước Châu Á

Hòa Nguyễn
Ngày xưa vào thời điểm xung đột chiến tranh việc coi thường quyền trẻ em là điều gây sốc và đau lòng. Nhiều người muốn làm mọi cách để bảo vệ trẻ em khỏi sự hỗn loạn và điên cuồng của những cuộc chiến tranh không liên quan đến chúng.


Cách đây 90 năm, vào tháng 5 năm 1919, hai người phụ nữ đáng chú ý có tên là Eglantyne Jebb, và chị gái của cô, Dorothy Buxton, đã thay đổi thế giới.


Eglantyne Jebb là một nhà cải cách xã hội người Anh, người đã thành lập tổ chức Cứu trợ Trẻ em vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất để giảm bớt ảnh hưởng của nạn đói ở Áo-Hungary và Đức, đã viết bản thảo đầu tiên về Tuyên ngôn về Quyền trẻ em. Ngày Quốc Tế Thiếu Nhi sau này được Liên đoàn các quốc gia thông qua vào năm 1924.



Dorothy Buxton (trái) và Eglantyne Jebb.


Ngày Thiếu Nhi Quốc Tế 1/6 (International Children's Day)


Trước đây theo "truyền thuyết" dạy trong nhà trường Việt Nam, thì đây là ngày tưởng nhớ vụ phát xít Đức bắt nhiều trẻ em ở một làng ở Tiệp Khắc (1/6/1942). Nhưng hóa ra từ năm 1925 Hội nghị về phúc lợi cho trẻ em (World Conference for the Well-Being of Children, Geneva) đã chọn ngày 1/6 để nhắc nhở về quyền lợi trẻ em. Chọn ngày này có thể là vì tại Mỹ từ năm 1857 một mục sư đã chọn ngày chủ nhật thứ hai trong tháng 6 làm ngày dành cho trẻ em.


Hội nghị Phụ nữ Quốc tế tại Liên Xô năm 1949 chính thức lấy ngày 1/6 làm Ngày Quốc tế Thiếu Nhi. Nghị quyết LHQ năm 1954 cũng gọi ngày 1/6 là Universal Children's Day (Ngày Thiếu Nhi Toàn Cầu). Tuy nhiên sau lại có một nghị quyết về quyền trẻ em ngày 20/11/1959, nên ngày 20/11 được chọn là Ngày Thiếu Nhi Thế Giới (World Children's Day).



Hiện Việt Nam, TQ, Lào, Campuchia, nhiều nước thuộc khối cộng sản cũ, và một số nước châu Phi vẫn kỷ niệm vào ngày 1/6.


Nhật Bản và Hàn Quốc


Tại Nhật ngày thiếu nhi là ngày 5/5. Ngày này vốn là ngày âm lịch đã có truyền thống từ thế kỷ 7-8. Sau năm 1873, tất cả các tiết âm lịch đều chuyển thành ngày dương lịch tương ứng (1/1 Nguyên đán, 5/5 đoan ngọ, 15/8 trung thu ...).


Theo giải thích của Nhật, thì ngày này gọi là Tiết Đoan Ngọ (Tango no sekku - 端午の節句). "Đoan ngọ" có nghĩa là "lên ngựa" 端 (đoan = bắt đầu) 午 (ngọ = ngựa), cách giải thích này khác với ở VN hay Trung Quốc. Họ cũng trưng bày cá chép vượt vũ môn, và coi đây là ngày dành cho các bé trai chuẩn bị trưởng thành. Hoặc cũng có giải thích đây là ngày kỷ niệm anh hùng Kintarō, một người có sức khỏe phi thường từ khi còn là một bé trai. Từ năm 1948 đổi tên gọi thành Kodomo no Hi (こどもの日) = ngày thiếu nhi, vì dành luôn cho cả các bé gái.


Hàn Quốc kỷ niệm ngày thiếu nhi theo Nhật, nhưng sau độc lập được giải thích là ngày kỷ niệm phong trào sinh viên biểu tình đòi Nhật cải thiện điều kiện học tập 5/5/1923. Còn Bắc Triều Tiên thì chọn ngày 1/6 như các nước thuộc khối Liên Xô.


Các nước châu Á khác


Thái Lan: Ngày Wan Dek trước đây là tháng 10 từ 1955, sau 1964 chọn tháng 1.


Trẻ em chơi với vũ khí trên đầu xe tăng trong lễ kỷ niệm Ngày thiếu nhi tại một cơ sở quân sự ở Bangkok, Thái Lan ngày 9/1/2016. Ảnh: Jorge Silva



Singapore: 1/10 từ 1961, do LHQ có phát động một ngày thiếu nhi vào 22/10/1961.


Malaysia: Trước đây là ngày 1/10 như Singapore. Từ 2011 chọn Ngày Thiếu Nhi Thế Giới 20/11.


Ấn Độ: Ngày sinh vị thủ tưóng đầu tiên Jawaharlal Nehru 14/11.


Pakistan: Ngày Thiếu Nhi Thế Giới 20/11.



Tác giả: Hong Nguyen

Commentaires


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page