Để tôi nói ra mấy điều thực tế, rất thực tế sau đây mà các anh chị không bao giờ chịu quan tâm ở cái đất nước này coi như sút mấy cái cho tỉnh ra nhé.
Dân số châu Âu so với Việt Nam
Vatican, Svalbard: Dân số cả 2 nước nhõn 1 - 2k.
Gibralta, Guernsey, Jersay, San Marino, Liechtenstein, Andorra, Đảo Man, Faroe: Dân số từ dưới 30k đến 90k (dưới 100k).
Iceland, Montenegro, CH Síp, Luxembourg, Malta: Dân số dao động từ 200k - 500k.
Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Ireland, Gruzia, Bosnia & Hercegovina, Croatia, Macedonia, Slovenia, Slovakia, Armenia, Albania, Đan Mạch, Moldova: Dân số trong khối 1 triệu - 5 triệu.
Thuỵ Điển, Belarus, Bulgaria, Hy Lạp, Hungary, Azerbaijan, Bồ Đào Nha, Serbia, CH Séc, Thuỵ Sĩ, Bỉ: Dân số trong khối 10 triệu. Tức chỉ xấp xỉ bằng TPHCM.
Tây Ban Nha, Romania, Ba Lan: Dân số trong khối 20 - 40 triệu.
Anh, Pháp, Ý, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ: Dân số trong khối 50 - 60 triệu.
Đức : 84 triệu.
Nga: 145 triệu.
Như vậy, về dân số xét trên bình diện toàn Châu Âu, ngoại trừ Đức và Nga có dân số tương đương Việt Nam. Còn lại đại đa số không đủ tuổi so sánh với Việt Nam, đa phần có dân số còn chưa bằng một tỉnh của Việt Nam.
Trong 2 nước Đức và Nga thì chỉ có Đức tương đương Việt Nam về diện tích ( xấp xỉ 350k km vuông ). Còn Nga tương đương về dân số với Việt Nam nhưng là nước có diện tích lớn nhất Thế giới, gấp 50 lần Việt Nam.
Tóm lại, xét về mặt dân số, Châu Âu không đủ tuổi so sánh với Việt Nam. Thậm chí có nhiều nước còn không bằng 1 tỉnh của Việt Nam.
Như thế thì nếu chỉ xét riêng về mặt dân số, tức số người cần được chăm sóc hay đi viện nếu bị bệnh, việc phòng chống dịch của họ dễ và đơn giản hơn Việt Nam rất nhiều lần.
Có những nước dân số thấp giả sử cứ cho cả nước nhiễm cô vít phải đi viện nằm thở máy thì cũng không xoắn so với mặt bằng chung về năng lực y tế ở Châu Âu.
Vậy họ việc gì phải lock down cho mệt.
Năng lực y tế và phản ứng domino (dây chuyền)
Năng lực y tế ở đây tôi không bàn nhiều đến trình độ của đội ngũ Y bác sĩ (trình độ tôi cứ coi như là giỏi hết như nhau, trình ngang ngửa hoặc giỏi hơn cả Thế giới đi). Mà đó là tổng thể, về y tế cộng đồng, cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, thuốc men và nguồn nhân lực.
Chưa kể một số nhỏ những tiêu cực tôi không tiện nhắc đến.
Ở thời bình (khi chưa có đại dịch), anh chị nào bản thân đã từng nằm viện hoặc có người nhà nằm viện (tầm 1 tuần đổ lên), kể cả là những bệnh viện lớn nhất thuộc tuyến đầu, hàng top của Việt Nam, thì ở những khoa lây nhiễm, bệnh truyền nhiễm, tình trạng quá tải, thiếu giường nằm hầu như lúc nào cũng xảy ra. Tương tự với các khoa hồi sức cấp cứu.
Thực tế đó nói lên rằng, ngay cả ở thời bình, với hệ thống y tế như ở Việt Nam hiện nay, thì so với nhu cầu số lượng bệnh nhân cần được đi viện, điều trị, chữa bệnh đã có thể coi là hoạt động hết công suất.
Vậy khi có đại dịch xảy ra, trong khi Y tế vẫn phải hoạt động hết công suất để chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân ở các khối bệnh tật khác, giờ lại phải gánh thêm khối áp lực khổng lồ đến từ Cô vít, nhu cầu cần cấp cứu, giường bệnh, máy thở... ở khối này cao hơn gấp nhiều lần, thì Y tế quá tải là điều chắc chắn xảy ra. Đặc biệt là ở các bệnh viện tuyến đầu, tuyến TW, các thành phố lớn như Hà Nôi, Hồ Chí Minh.
Khi quá tải về hệ thống, thiếu thốn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, thì bất cứ một bệnh lý nào kể cả là nhẹ cũng có thể trở thành nguy hiểm thậm chí chết người, nếu không được điều trị kịp thời, đến nơi đến chốn.
Ví dụ đơn giản như việc anh chị bị đứt tay, chỉ cần anh chị băng nó lại, cầm máu là xong chả vấn đề gì. Nhưng giả sử trong một hoàn cảnh nào đó, anh chị không thể băng chỗ đứt tay lại, máu cứ thế chảy đến khi ac mất hết số lượng máu cần thiết, thì tử vong là điều hết sức bt.
Cô vít nó cũng theo nguyên lý đó. Đa phần không quá nguy hiểm đến tính mạng khi chưa phát bệnh ở giai đoạn cuối và khi y tế trong điều kiện bt không bị quá tải. Nhưng nó lại rất nguy hiểm khi các anh chị cần thở mà thiếu máy thở, anh chị cần cấp cứu mà thiếu xe cấp cứu, thiếu nhân lực cấp cứu... nhất là đối với những người có bệnh nền. Đấy là lý do tại sao lại chết nhiều. ĐÓ LÀ DO Y TẾ QUÁ TẢI.
Đấy chính là ĐIỀU NGUY HIỂM NHẤT khi Y TẾ BỊ QUÁ TẢI.
Lúc đó, để hạn chế thương vong, bắt buộc phải có các chính sách bổ sung cơ sở vật chất và nhân lực. Y bác sĩ không thể tự mọc ra ngay được, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng không thể tự mọc ra, vậy cần phải điều chuyển bổ sung từ các nơi còn chưa bị quá tải về các tuyến đầu, thành phố lớn.
Lúc này mọi nguồn nhân lực, khí tài đều phải dồn hết cho tuyến đầu, đương nhiên các tuyến dưới sẽ vô cùng mỏng manh dễ vỡ. Tuyến dưới chỉ cần đứt cái sợi lông chân thôi cũng đã là rất nguy hiểm.
Đó là lý do tại sao nhiều nơi dịch chưa căng nhưng vẫn phải hết sức cảnh giác và cẩn thận trong việc lockdown.
Đấy là domino về quá tải Y tế.
Ý thức, dân trí
Vấn đề này không cần phải nói nhiều, thực tế nó rành rành ra trên khắp các mặt báo, đài, TV, MXH rồi. Tôi chưa cần so sánh dời bể với Tây, Tầu.
Chỉ xét về mặt ý thức cá nhân thì tự anh em kiểm điểm bản thân đã thấy mình xấu tính vai non rồi. Nó thể hiện ở những hành vi thiếu văn minh lịch sự căn bản nhất trong một xã hội như vứt rác bừa bãi, ỉa bậy, đái bậy, đua xe, vượt đèn đỏ, chen lấn xô đẩy tranh chấp khi xếp hàng... chưa kể đến các hành vi nghiêm trọng như bật công an, bật chính quyền, thiếu thượng tôn pháp luật...
Điều đó luôn luôn xảy ra hàng ngày ở cái xứ sở Đao Lòng này với rất nhiều anh chị mang dòng máu anh hùng, bất khuất chảy trong huyết quản.
Tôi nói thật lòng một cách rất xanh chín luôn các anh chị đừng tự ái nhé. (Ở đây tôi không nói tất cả dân Việt Nam, nhưng bộ phận người thiếu ý thức và dân trí thấp không nhỏ trong xã hội này đâu)
Nếu chúng ta sống đúng luật chúng ta không bao h phải sợ gì cả và chả ai làm gì anh chị nếu ra đường anh chị thượng tôn pháp luật, sống và làm việc theo pháp luật.
Đấy là điều căn bản nhất, khác biệt nhất ở những đất nước, xã hội đã phát triển, văn minh như Châu Âu, người dân người ta rất thượng tôn Pháp Luật.
Ở Việt Nam, khi có sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, của chính quyền mà các anh chị còn trèo cả rào, phá cả tường, rồi tìm đủ mọi cách để lách luật, vượt chướng ngại vật hơn thi Olympic để đi trốn...thì lấy gì ra đảm bảo là các anh chị không tự dẫm đạp lên nhau, ỉa vào mặt nhau nếu thả các anh chị tự do như bên bển. Đảm bảo đại loạn sẽ xảy ra ngay lập tức.
Đấy là lý do tại sao cần phải hết sức cẩn trọng trong vấn đề lockdown ở Việt Nam.
Đánh tráo khái niệm chết đói, chết khát, chết khổ
Trước tiên tôi phải nhấn mạnh, chúng ta đang ở trong thời chiến nhé các anh chị. Thời này không thể gọi là thời bình được.
Vậy thì tập khổ cho quen dần đi. Có nhiều ng sướng quá quen rồi không hiểu thế nào là cái khổ.
Nếu muốn sung sướng, hãy giỏi, hãy chăm chỉ lao động làm việc, kiếm tiền, tích luỹ, để tài khoản vài tỷ tiêu vặt. Thì có dịch 10 năm nữa các anh chị cũng đ phải xoắn đâu.
Còn đã không tài giỏi hơn ai, lại lười biếng nhỏ không chăm chỉ học hành, lớn lên phải chấp nhận làm lao động tay chân lương thấp tay làm hàm nhai là điều hiển nhiên. Oan ức gì.
Có đầy người lại còn lười biếng không chịu lao động cơ ý, chưa kể nhiều người chỉ trực chờ ăn xin, ăn bớt, ăn miễn phí, bố thí thì phải chấp nhận chịu được khổ. Oan ức gì.
Có anh chị nào đã từng trải qua giai đoạn sinh viên nghèo, ở ký túc xá thời chúng ta là sinh viên chắc sẽ hiểu phần nào. Rồi các anh chị, cô chú đã từng trải qua giai đoạn thời bao cấp, tem phiếu, thời chiến tranh chắc sẽ thấu hiểu. Có thể có lúc chúng ta rất đói, rất khát, rất khổ, nhưng không chết được.
Thế nào là chết đói?
Thời mà chúng ta chiến tranh, thi thoảng mới có miếng cơm nhét vào cái bụng, ăn củ sắn, củ mài, rễ cây, hạt bo bo kèm theo bệnh dịch, bom đạn, thương vong... thời đó thì mới có thể có chết đói xảy ra nhưng không nhiều đâu.
Còn khi hàng ngày chúng ta vẫn có hạt cơm cho vào mồm có nghĩa là chúng ta không thể chết đói được. Tôi đố anh chị nào chỉ ăn cơm, uống nước lọc, không cần ăn bất cứ thứ gì khác mà chết vì đói được đấy.
Mà cơm từ đâu ra, cơm từ gạo mà ra. Gạo ở Việt Nam, đất nước xuất khẩu gạo thứ 2 Thế giới, vựa lúa của Thế giới, vậy chúng ta có thể thiếu gạo, thiếu cơm ăn được không. không đời nào!!! Các anh chị nhớ nhé.
Đấy chỉ là cái cớ, để các con dân chủ đểu vịn vào để cào phím, ẳng vọng từ Âu, Mỹ về cắn càn mà thôi. Cái cớ để cho những con người thiếu ý thức, thiếu tượng tôn pháp luật vịn vào để đòi này đòi kia một cách quá đáng, quá thể, để bật chính quyền và làm những điều thiếu thượng tôn pháp luật thôi.
THẾ DỊCH NÀY CÓ KHỔ KHÔNG? Có chứ, ai chả khổ. Cả xã hội khổ, kinh tế khổ, y tế khổ, giáo dục mất, trẻ em không đc đến trường, người dân lao động lao đao vì mất việc, mất tự do, thương vong vô số... khổ vãi non ra ý. NHƯNG CHÚNG TA PHẢI CHẤP NHẬN CHỊU KHỔ đi. Vì đây đang là thời chiến. Không phải thời bình nhé.
Vậy con virus có biến mất được không, và chúng ta phải chịu đựng đến bao giờ?
Đây là vấn đề rất nan giải và khó khăn với toàn cầu, với mọi quốc gia không chỉ riêng Việt Nam.
Vì con virus nó không bao giờ mất đi, nên các anh chị đừng có ngây thơ tung hê khẩu hiệu nọ kia nào là Trận đánh cuối cùng, nào là giải phóng miền Nam nọ kia... Con virus nó sẽ không bao giờ biến mất, nó chỉ chuyển từ biến chủng này sang biến chủng khác. Chúng ta chỉ có thể làm cho nó dần dần bớt nguy hiểm đi và dần trở nên vô hại mà thôi. Đến lúc đó thì mới có thể coi là chiến thắng bệnh dịch, chiến thắng con cô vít để cuộc sống trở lại bình thường.
Vậy đến khi nào mới trở lại bình thường?
Khi và chỉ khi SỨC MẠNH CỦA KHOA HỌC, Y HỌC, VÀ CÔNG NGHỆ nhân loại chiến thắng được con virus.
Hiện nay, Y học đang bó tay trong việc làm con cô vít vô hại. Tức chưa có thuốc để điều trị, đánh nhau trực tiếp để tiêu diệt nó. Rất có thể sẽ như HIV, không có thuốc tiêu diệt hoàn toàn mà chỉ làm giảm nguy hiểm hoặc làm con virus vẫn tồn tại nhưng trở nên vô hại mà thôi.
Khoa học và y học của nhân loại hiện nay mới đủ trình để nghiên cứu và sản xuất gấp rút ra một số loại vắc-xin tiêm trước vào cơ thể để phòng bệnh, tức hy vọng ngăn chặn tối đa mức độ nguy hiểm khi con cô vít vào cơ thể và tấn công phổi của chúng ta cũng như giảm thiểu sự lây lan.
Nhưng khoa học nhân loại mới chỉ tạm thành công với biến chủng đầu tiên trong khi hiện nay con cô vít nó đã đột biến ra nhiều biến thể mới như biến thể Delta đang hoành hành với chỉ số lây lan là 1 người lây ra 7 người. Và Y học nhân loại vẫn đang phải chạy đua, chạy theo sau con Delta này khi hầu hết các vắc-xin chỉ còn lại 50% tác dụng, hiệu quả, buộc chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và sản xuất ra những loại vắc-xin khác hiệu quả hơn.
Tất cả vắc-xin và thuốc đều phải cần thời gian để nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào sản xuất dây chuyền, không phải chuyện một sớm một chiều.
Cá biệt có một số quốc gia như Trung Quốc, do năng lực và nhân lực Y tế của họ quá khủng, đất nước giàu có, đất đai diện tích rộng lớn, mật độ dân số không bị quá tải. Nên họ xét nghiệm trên diện rộng, cả một thành phố vài trăm triệu dân, bằng cả nước Việt Nam, chỉ trong có 2, 3 ngày xét nghiệm hết mà không xảy ra chen lấn xô đẩy, đảm bảo tốt khoảng cách và vệ sinh dịch tễ, an toàn tuyệt đối.
Và cứ như vậy, chu kỳ 2, 3 tháng họ lại xét nghiệm toàn dân 1 lần.
Khoa học công nghệ của Trung Quốc cũng phát triển vượt bậc khi mà tự động hoá bằng phần mềm đã trở nên thông dụng. Các siêu thị, trung tâm mua sắm, các nơi công cộng đông người hầu như đã tự động hoá bằng robot và công nghệ, bán hàng tự động, mua hàng, tự động thanh toán.
Hệ thống giám sát công dân, kiểm dịch, cũng hoàn toàn tự động hoá bằng các phần mềm điện tử, hệ thống app trên các thiết bị điện tử.
Điều đó giúp họ dễ dàng kiếm soát công dân, các luồng di chuyển, tập trung đông người một cách dễ dàng.
Việc tiêm vắc-xin cũng tương tự, họ đã làm rất nhanh gọn, đến nay gần như 100% dân số đã tiêm ít nhất 1 - 2 mũi và đang chuẩn bị tiềm cho cả trẻ em.
Điều này chỉ có Trung Quốc làm được mà thôi, ngay như Âu Mỹ cũng bó tay không làm nổi. Nó quá khó với phần còn lại của thế giới. Vì thế Việt Nam chỉ nên tham khảo, không nên bắt chước dập khuôn vì nó quá tốn kém và năng lực y tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ của chúng ta không thể. Nó là quá sức với một đất nước như Việt Nam.
Chính vì vậy trong khi chờ đợi các loại vắc-xin và phương pháp điều trị hiệu quả hơn từ Y Khoa, chúng ta phải tìm cách hạn chế tối đa về mặt thương vong mà điều đó hiện tại chỉ có 2 phương pháp duy nhất là LOCKDOWN và TIÊM VẮC-XIN.
TIÊM VẮC-XIN, nó như một hình thức cho hệ miễn dịch, đội quân bảo vệ cơ thể của chúng ta của tập trận trước. Trước một trận chiến, nếu được tập luyện cẩn thận, như tay súng được tập bắn sẽ bắn giỏi hơn người không tập, rõ ràng sẽ giảm được nguy cơ thất bại hoặc thương vong nhiều hơn là không tập tành gì, cứ thế ôm súng cảm tử phi ra oánh nhau.
Khi tiêm vắc-xin, có thể bạn vẫn bị nhiễm côvit nhưng virus lúc xâm nhập đã bị hạn chế 50% công lực do đó nó sẽ không còn quá nguy hiểm về chất lượng cũng như số lượng. Vừa giảm được tỷ lệ tử vong, vừa giảm được nguy cơ lây lan. Nên TIÊM VẮC-XIN là điều cần thiết.
Lockdown cũng là biện pháp duy nhất hiện tại để giảm sự quá tải cho Y TẾ, để giảm thiểu thương vong trong khi chờ đợi KHOA HỌC và Y TẾ đạt được những thành tựu mới chống lại con cô vít.
Tuy nhiên LOCKDOWN NHƯ NÀO CHO HỢP LÝ, LOCKDOWN MỘT CÁCH TỈNH TẢO VÀ THÔNG MINH, chứ không nên quá cực đoan và máy móc sẽ dân đến những luỵ đáng tiếc và những hao tổn về nhân lực cũng như khí tài không cần thiết.
Nên cân nhắc và phân loại lockdown theo mật độ dân số và các khối dân số đặc thù.
Những thành phố lớn, có mật độ dân số dày đặc như TPHCM thì bắt buộc phải cực kỳ nghiêm khắc và sắt máu trong vấn đề lockdown.
Còn những nơi dân cư thưa thớt như các vùng nông thôn, miền quê, vùng sâu vùng xa thì chúng ta chỉ cần làm tốt 5K và lockdown cục bộ những vùng có dịch, có F0 chứ không nên lockdown dàn trải sẽ tốn nhân lực và gây cản trở không cần thiết cho hoạt động sinh hoạt cũng như công việc của người dân.
VỚI KHỐI NHÂN LỰC TRỰC TIẾP THAM GIA SẢN XUẤT VÀ LÀM KINH TẾ
Cũng như các tuyến đầu phòng chống dịch hiện nay như các cấp chính quyền, y tế, công an, quân đội, văn phòng, công chức... thì với khối Doanh nghiệp, kinh doanh, dịch vụ, giáo dục... nên dần dần gỡ bỏ lockdown theo lộ trình tiêm vắc-xin. (Một số nước như Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc đã và đang làm)
Dần dần đảm bảo 100% tiêm vắc-xin 2 mũi đến 3 mũi rồi tiếp theo đó sẽ dần thả lỏng sự lockdown với khối dân này, nhưng vẫn cần phải nghiêm túc 5K, và cần phải xanh chín chúng ta ĐỒNG Ý VỚI NHAU RẰNG: chấp nhận đi làm thời chiến, sản xuất, kinh doanh thời chiến, thời đại dịch tức là đồng nghĩa chấp nhận có thương vong, có thể bị nhiễm bệnh hoặc xấu là tử vong. Nếu ai chấp nhận thì cứ đi làm bt. Nhiễm bệnh thì vào viện, chết thì chôn. Ai sợ có thể ở nhà.
Còn lại các khối dân khác vẫn lockdown thật chặt chẽ và sắt máu để tránh bùng dịch và giảm thiểu thương vong.
Hãy vứt bỏ và thay đổi hết mọi quan điểm về việc khi nào hết dịch mà chúng ta cần phải luôn sẵn sàng coi nó là điều bình thường luôn tồn tại với chúng ta, chúng ta sống chung với con cô vít, cho đến khi Khoa học Y khoa tìm ra các phương thức hữu hiệu, và nó sẽ dần trở thành vô hại như cảm cúm bình thường mà thôi.
Trên đây là một vài phân tích và ý kiến đóng góp cho việc phòng chống cô vít của mình. Anh em nào thấy hợp lý thì chia sẻ nha!
Chúc toàn thể anh chị em khoẻ mạnh và bình an!
Comentários