top of page
​AD
Hòa Nguyễn

Lăng mộ của Tập Tư Kính, tổ tiên của dòng họ Tập được tôn tạo bằng tiền nhà nước

Gần đây các quan chức 'chóp bu' xứ ta chết đi đã xây những lăng tẩm rất lớn chiếm nhiều diện tích canh tác của người dân. Có ngôi mộ tại Đông Mỹ, Thanh Trì Hà nội chiếm có 1,100m², ngôi mộ khác ở Mê Linh chiếm 2,5 ha và ngôi lớn nhất ở Ninh Bình chiếm có 55,000m².


Cứ thế này dân ta hết đất canh tác. Lăng mộ Long mạch là những thứ họ rất quan tâm cho là để phúc đức lại cho con cháu. Người Hà nội ai cũng biết khu lăng Hoàng Cao Khải. Nhưng hỡi ôi mấy đời rồi mà chỉ còn là phế tích con cháu mấy đời sau được hưởng phú quí?


Mộ tổ của Tập Tư Kính ở Hà Nam được tôn tạo bằng tiền nhà nước.


Ở Trung Quốc họ rất tin vào việc động mồ mả. Khi chiến tranh Quốc Cộng diệt nhau nghe đồn Tưởng Giới Thạch ba lần cho người về phá mộ tổ nhà Mao Trạch Đông ở Thiều Sơn Hồ Nam nhưng đều không đúng, phá nhầm mộ nhà tên Mao khác. Có lẽ do nhân dân che dấu vì tin tưởng vào cách mạng.



Nơi đây là mộ của Chu Ân Lai gia tộc.


Năm 1959, Mao về quê tự tay sửa ngôi mộ mẹ và tổ tiên đơn sơ như nấm đất ven đường. Mộ Chu Ân Lai gia tộc cũng rất đơn sơ 13 quan tài được bốc lên và chôn chung bên tường cũ không có bia đá ghi khắc gì hết. Nhưng đến thế hệ này cách mạng đã biến chất, người lãnh đạo tin tướng số, Long mạch hơn cả người dân nên họ xây lăng mộ ở thế đất long lai phượng đáo.


Mao tự tay chăm sóc ngôi mộ của mẹ không nhân viên hay tiền nhà nước.


Lấy Tập Cận Bình ra làm ví dụ. Ông tổ của Tập được đồn là người Hồi Hốt (Duy Ngô Nhĩ) tị nạn ở Mông Cổ, tên là Tập Tư Kính đời nhà Nguyên từ huyện Tân Can, phủ Lâm Giang, tỉnh Giang Tây, đã chuyển đến Yến Tử Lý (nay là thôn Tập Doanh, thị trấn Thập Lâm) ở Đặng Châu, tỉnh Hà Nam để khai khẩn đất hoang làm ruộng.


Tấm bia phía sau có dòng thư pháp của bà Tề Tâm mẹ Tập Cận Bình: "một ngày tranh đấu một ngày vui vẻ, ngày ngày phấn đấu ngày ngày vui vẻ."


Lăng mộ của Tập Tư Kính, tổ tiên của dòng họ Tập, hiện nằm ở góc tây nam của thôn Tập Doanh, Đặng Châu, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam.


Ngôi nhà cổ của họ Tập.


Trong khi các ngôi mộ của dân bị di dời thì chính phủ Trung Quốc lại bỏ tiền ra tôn tạo ngôi mộ này. Cụ tổ trực hệ của Tập là Tập Vĩnh Sinh chuyển đến xóm nhỏ phía Nam ở thôn Đạm, huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây vào năm Quảng Hưng thứ tám của triều đại nhà Thanh (1882), và sau đó phát triển thành Tập Gia Trang hiện nay. Nghe nói cũng xuất thân là giai cấp phong kiến nên ngôi mộ này không ai cho là của nông dân cả.


Mộ Tập Vĩnh Sinh tổ trực hệ tại huyện Phú Bình tỉnh Thiểm Tây không thể là của nông dân được.


Lại nói về mộ của Tập Trọng Huân, năm 2005, khi ông Tập Cận Bình còn là bí thư tỉnh ủy Chiết Giang, Tập đã di chuyển tro cốt cha mình Tập Trọng Huân từ Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn Bắc Kinh về quê an táng, ở làng Đào Nghệ, huyện Phú Bình tỉnh Thiểm Tây.


Mộ tổ nhà Tập.


Tượng và mộ Tập Trọng Huân.


Rồi một con đường cao tốc Bắc Kinh Tây An được xây dựng để tổng bí thư dễ bề về quê viếng mộ.


Đường cao tốc Bắc Kinh Tây An.


Ấy vậy mà lúc Tập Trọng Huân thất thế, Tập Cận Bình xin về công tác tại địa phương huyện Phú Bình để xếp hàng làm cán bộ, lãnh đạo địa phương đã từ chối. Giờ lại đưa mộ cha về quê như lá rụng về cội.



Thiểm Tây có nhiều lăng tẩm vua chúa: Lăng Tần Thủy Hoàng, Lăng Hán Đại Hoàng và 18 lăng của nhà Đường. Lựa chọn địa điểm lăng mộ phong thủy cho cha Tập đã nhờ thầy địa lý như: lưng tựa núi có nước, bên trái rồng xanh, bên phải họa tiết hổ trắng, có núi và có nước, có thể phù hộ thế hệ mai sau, con cháu được che chở. Theo Phong Thủy, có Lăng Đường Nguyên, Lăng Đường Chương, Lăng Đường Giản và Đường Định ở phía bắc lăng tẩm của Tập Trọng Huân, có thể nói rồng lại từ phương bắc, nằm trong thế Bình Dương Long trên thế đất bằng phẳng, mặt trước và mặt sau không có núi, cao hơn một chút mà phong thuỷ cho là đáng giá ngàn vàng.


Nhà tưởng niệm Tập Trọng Huân.


Tiểu sử Tập Trọng Huân trong nhà tưởng niệm.


Tôi nghĩ đề tài này đâu có nhạy cảm mà toàn dân ai cũng biết kể cả ông đốt lò cũng không thể tán thành được. Nên chăng dư luận xã hội cũng nên có tiếng nói xây dựng?



Tác giả: Nguyễn Tuấn

Comments


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page