Mọi người đều biết việc nhà Mạc chạy trốn lên Cao Bằng và con cháu trở thành người Tày. Có thể đây là một trong những yếu tố khiến văn hóa Tày giống Kinh.

Trang phục độc đáo của người Thổ được mặc trong lễ cưới hỏi - hội hè.
Người Tày, là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, là dân tộc lớn thứ hai sau người Kinh (1,63 triệu (2009)). Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ người Mường Nghệ An.
Dựa vào đâu mà nói người Tày là hậu duệ của vương triều Mạc của Việt Nam? Thật ra thì hậu duệ Mạc lên Cao Bằng hoà nhập với dân bản địa thành Tày hết chứ không phải là tất cả người Tày là hậu duệ Mạc triều.
Nhiều nhóm người Thổ thực chất là con cháu của người Kinh từ đồng bằng chạy loạn lên rừng, sống rồi hòa vào tập tục trên đấy vài chục năm sau thành người rừng; cho về nhà mà vẫn thỉnh thoảng lên rừng vì nhớ rừng. Điều này chắc chắn có xảy ra, còn ảnh hưởng của họ thế nào thì cần xem xét vì họ chỉ chiếm thiểu số (với người Kinh thì có những bằng chứng rõ ràng tầng lớp cai trị một số thời kì không có nguồn gốc bản địa, nhưng lại có thể ảnh hưởng lên văn hoá 1 cách sâu rộng, nên điều này cũng có thể xảy ra với người Tày, Nùng,...).

Người Nguồn với mâm cỗ có bánh chưng vuông hệt như ở đồng bằng.
Người Nguồn sống ở Quảng Bình dùng ngôn ngữ Bắc Vietic (Chữ Nôm Tày) không phải tiếng Kinh cũng không phải tiếng Mường. Về ngữ âm thì tiếng Thổ Nghệ An có nét tương đồng ngữ âm tiếng Trung, cũng có 4 thanh điệu y hệt như vậy nhưng lại dùng từ "không" (chính xác hơn là "khôông") y như tiếng Kinh thời cận đại và không có nhiều từ vựng phức tạp. Nhưng không có nghĩa là họ từ xưa đã dùng. Người xứ Nghệ xài từ "không" nhiều không thua gì từ "nỏ" (chả = chẳng = không; VD: tau nỏ biết = tao không biết). Nó cũng chỉ là một trong vô số từ vựng.
"Trời mưa dác chẳn queng hồi.
Eng khôông lế cấy, ai tâm pồi cho eng ăn.
Trời mưa nước chảy quanh hồi.
Anh không lấy vợ, ai giã bồi cho anh ăn.
Trôông cho mau tếng mùa pồi
Nhớ con ôốc tực tang ngồi trên vâm
(Trôông xi cho tếng mùa pồi
Nhớ con ôốc tực tang ngồi trên vâm)
Trông cho mau đến mùa pồi
Nhớ con ôốc vặn tang ngồi trên mâm..
Mặt trời tá các tôộng ngồi
Ti nô cúng nhớ cơm pồi, thâu lang.
Mặt trời đã gác động ngồi
Đi đâu cũng nhớ cơm pồi, rau khoai."
- CA DAO NGUỒN

Mâm cơm báo hiếu tháng chạp trước Tết nguyên đán của người Nguồn.
Xét về ngoại hình thì người Thổ nhìn không khác gì người Kinh. So với các dân tộc Thanh, Thái, Tày, có thể thấy rõ được sự tương đồng ngoại hình giữa Thổ và Kinh. Xét về phong tục, sống gần Thổ rất dễ hóa Thổ bởi Thổ (Tày) sống sướng, quy tắc lễ nghi cũng không kém người Kinh.

Người Mường văn hóa có một số chi tiết mang nét Kinh.

Comentários