top of page
​AD

Đại Việt, Đại Thanh, Đại Hàn, Đại Nhật, Nước Nào Là Trung Quốc?

Hòa Nguyễn
Xin nói rõ từ Trung Quốc ở đây là từ cổ không phải chỉ nước Tàu (China) vả lại từ Trung quốc mới là tên quốc gia khi Tôn Văn lập Trung Hoa dân quốc (1912), trước đó tên là Đại Thanh.

Ảnh: Facebook/anhhoang.XXI


Trước thế kỷ XIX, khi chưa trở thành danh từ riêng đặc chỉ một chủng tộc hay một quốc gia cụ thể, các khái niệm "Hoa", "Hạ", "Trung Quốc", "Trung Hạ", "Trung Châu", ''Thần Châu''... xuất hiện trong kinh điển thời Xuân Thu (770 TCN - 476 TCN) được dùng để chỉ vùng đất, cũng có khi chỉ những người văn minh ở trung tâm, có lễ giáo, khu biệt với các sắc dân Man, Di, Nhung, Địch ở bốn phía xung quanh.



"Chiến Quốc sách" giải thích: "Trung quốc là nơi bậc trí tuệ thông minh cư trú, nơi vạn vật tài nguyên hội tụ, nơi thánh hiền triển khai giáo hóa, nơi nhân nghĩa được ban bố thi hành, nơi thi thư, lễ nhạc được sử dụng, nơi tài nghệ kỳ tuyệt được triển thi, nơi phương xa đến quan ngưỡng, nơi man di phỏng noi theo".


Sau khi tiếp nhận một phần văn hóa Hán, hấp thu tư tưởng Xuân Thu, vua tôi các nước Việt, Triều, Nhật đều tự nhận mình là Trung Quốc, Trung Hạ, tức chủ thể của một nền văn minh có đầy đủ lễ giáo, văn hiến không thua kém các triều đại Hán Đường.


Asami Keisai, học giả Nhật Bản thời trung đại từng bàn luận về khái niệm "Trung Quốc" cho biết: "Nước tôi [Nhật Bản] biết đạo Xuân Thu thì nước tôi là chủ thể. Nếu coi nước tôi là chủ thể, thì thiên hạ đại nhất thống là đứng ở góc độ nước tôi nhìn sang các nước khác, đó cũng chính là tôn chỉ của Khổng Tử... Nay đọc Xuân Thu mà gọi Nhật Bản là di rợ, thì không phải do sách Xuân Thu hại đến đạo Nho, mà do kẻ không giỏi đọc Xuân Thu hại sách Xuân Thu vậy".



Người Mãn làm chủ Trung Quốc, lập nên nhà Thanh. Lúc này, ba nước đều tự nhận là quốc gia trung tâm, chủ thể lưu giữ nền văn minh cổ phác và miệt thị gốc gác du mục vốn không có lễ giáo của tộc người Mãn Mông. Nhà cách mạng Tôn Văn sau này nêu khẩu hiệu "Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa" hoàn toàn không xem Thanh Triều là Trung Quốc.


Còn Tùng Cung Quan Sơn (Matsumiya Kanzan), binh pháp gia Nhật Bản thì nói: "Trộm nghĩ, nước ta từ xưa văn hiến đã đủ đầy, tự xưng là Trung Châu, gọi nước kia [chỉ Trung Quốc] là Tây phiên. Sự phân biệt trong ngoài, thể chế rất là nghiêm ngặt".


Về phía Triều Tiên, Tư gián Triệu Quýnh (Cho Kyeong) bày tỏ: "Nước ta xưa nay nổi danh thiên hạ bởi có lễ nghĩa, được gọi với tên Tiểu Trung Hoa, kế thừa liệt thánh, thờ nước lớn một lòng, cung kính cẩn thận, nay phụng sự giặc Hồ, trộm yên tạm bợ, kéo dài chốc lát, làm như vậy đối với tổ tiên thế nào, đối với thiên hạ thế nào, đối với hậu thế thế nào?"


Còn đối với Đại việt thì bức thư chúa Trịnh Tráng gửi cho Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan tại Batavia (nay là Jakarta) năm 1637, có đoạn viết: "Nay ta có ý mong quý quan tiết chế của quý quốc Ô Lan [Hà Lan] kết giao với ta. Trên danh nghĩa chân chính, hai nước đùm bọc thương yêu, mãi đến muôn đời. Vậy cắt cử hoặc hai ba tàu, hoặc hai trăm lính thiện xạ đến Trung quốc ta, lấy đó làm tin."


Tờ chiếu đi đánh Ai Lao của vua Lê Thánh Tông tháng 7 năm 1479 cũng viết: "Bậc đế vương đời xưa chế ngự di địch, phục tùng thì cưu mang bằng đức, phản lại thì sấm sét ra oai… Trẫm nay nối công tổ tông, giữ cơ nghiệp lớn, ở đất Trung Hạ, vỗ yên ngoại di."


Trong "Dụ chư tì tướng hịch văn"của Trần Hưng Đạo có câu (為中國之將侍立夷宿而無忿心, (Vi Trung quốc chi tướng, thị lập di tú nhi vô phẫn tâm ), Nghĩa là ''Làm tướng của Trung Quốc mà lại hầu hạ tù trưởng bộ lạc di rợ mà không thấy căm phẫn?'' nhưng SGK dịch là ''Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức.''



Lang trung Lý Văn Phức sang Thanh, thấy người Thanh viết bốn chữ lớn "Việt di hội quán" lên vách tường, ông đã rất tức giận, trách mắng quan Quán Bạn, nét mặt và giọng nói đều rất dữ, không chịu vào quán, sau đó lệnh hành nhân xé nát chữ "di" đi rồi mới vào, đoạn viết "Biện di luận" để trần bày. Đại lược nói:


"An Nam vốn hậu duệ của Thánh đế Thần Nông, là Hoa, chẳng phải di vậy, đạo học noi theo Khổng Mạnh Trình Chu, pháp độ tuân theo Chu Hán Đường Tống, không vấn tết tóc, để vạt trái như người Di. Đến như vua Thuấn sinh ra ở Chư Phùng, Văn vương sinh ra ở Kỳ Châu, người đời còn chẳng dám coi vua Thuấn, Văn Vương là di, huống hồ dám coi ta là di ư ?"


Qủa thật nước Việt thời Quân chủ là nơi lưu dân lân bang tìm đến lưu trú, nhất là người Trung Hoa chạy trốn nạn đói, giặc giã ngoại tộc tìm đến thành quê hương thứ hai.



Kết luận Đại Hàn, Đại Nhật, Đại Việt (chung sư phụ nên ai cũng thích làm Lớn) cũng xứng là Trung Quốc, còn Đại Thanh sau khi học hỏi văn hoá lễ giáo cũng được vớt.


Hậu duệ sau này chỉ có Hàn, Nhật là đủ tiêu chuẩn Quốc gia Trung tâm văn minh, giàu có khắp nơi học hỏi, muôn người hướng về.

댓글


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page