Những sự kiện anti-nhạc rap chống lại rapper Chí từ nhóm Rap Nhà Làm và rapper Chị Cả từ nhóm LoCoBoiz đã tạo đà cho giới truyền thông bảo thủ, những người luôn nhanh chóng đổ lỗi cho nhạc rap về những bất ổn của xã hội.
Từ trước tới nay luôn có một mối quan hệ không dễ dàng giữa văn hóa hip-hop và giới truyền thông bảo thủ. Xung đột đó được kết tinh rõ ràng nhất trong nền nhạc rap đương đại, loại hình nghệ thuật được sinh ra từ những trải nghiệm bi kịch và thể hiện của tầng lớp cực khổ, đã thắng lợi vươn lên làm thể loại âm nhạc dẫn đầu thế giới.
Các rapper biểu đạt qua âm nhạc không ngại ngùng nói lên những lời không hay và đọc rap về những điều tồi tệ: đó là lý lẽ biện minh chung của hầu hết những người đổ lỗi cho rapper, phân biệt đối xử coi thường cho rằng những người hâm mộ nghe nhạc rap là vô nhân tính và tìm cách trừ khử phong trào nghệ thuật này.
Đừng nói lên sự thật nếu không bạn sẽ bị trừng phạt!
Và điều đáng buồn là lời không hay đó lại nổi bật đúng với thực trạng trong những góc khuất của xã hội. Đừng nói lên sự thật và bạn sẽ không bị trừng phạt! Nhưng quan điểm đó vốn dĩ luôn mang tính đàn áp tinh thần đề cao tự do, và đã đến lúc những người nghệ sĩ đơn độc hợp lại đứng lên phản đối cách đối xử này.
Cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam Nhà Báo & Công Luận đã nhắc lại thái độ coi thường nhạc rap (có vẻ như không phải là lần đầu) và họ đã được ủng hộ rất nhiều, cho rằng "có những sản phẩm chứa nội dung vượt quá chuẩn mực cho phép và thẩm mỹ phản cảm của một bộ phận rapper và gu thưởng thức của một bộ phận giới trẻ đang có vấn đề".
Không dừng lại tại đó, NB&CL tiếp tục so sánh căn nguyên của vấn đề với bản chất của rap—cả 2 có điểm chung là đều xuất phát từ đường phố.
Vậy thì thứ gì đã thực sự khiến giới trẻ có "vấn đề"?
Bạn không thấy bộ phận lớn rap là giới trẻ và tầng lớp dân lao động qua âm nhạc họ nói lên đấu tranh sau nhiều thế hệ và cuối cùng chỉ đơn giản muốn hoàn thiện cuộc sống của mình và mọi người xung quanh.
Hip-hop đa dạng và đa sắc màu rực rỡ đã trở thành xu hướng của rap trong những năm gần đây, nó đã cung cấp góc độ cho giới truyền thông bảo thủ biện minh cho việc kỳ thị cộng đồng nhạc rap và những cá nhân liên quan. Đó là một cảnh báo về mức độ đầu tư nghiêm túc, thao túng dựng nên bộ mặt xấu nhằm đánh đuổi loại bỏ nhạc rap underground thuần tuý để có vị trí cho những rapper phục vụ mục đích an ninh và kinh tế.
Không cần phải bắt chước rap để tấn công rap; rapper underground đã tự tấn công nhau từ trước đến giờ qua những trận chiến phe phái máu lửa, và những cộng đồng các hội nhóm trực tuyến không được giám sát thực sự trở thành nơi sinh sản cho những hoạt động chơi khăm, tạo điều kiện cho những người thái quá hoặc ngay cả côn đồ ký sinh nảy nở.
"Chúng ta đã đánh mất ý nghĩa của nhạc rap trong cộng đồng của mình… sử dụng nội dung lỏng lẻo và thô tục và tự xưng hô bằng những hình thức thấp nhất, thiếu tôn trọng bản thân nhất. Chúng ta làm điều đó với chính mình. Khi chúng ta làm ngơ, chúng ta cho phép đống rác rưởi phát triển trở thành vị trí mặc định. Bây giờ, rap được cả đất nước đem ra giải trí," Anh Mac nói. "Cũng giống như số tiền mà chương trình trả cho diễn viên hài Trấn Thành đóng vai bố già của Rap Việt, bạn phải trả để được xem nó, nó không miễn phí. Vào thời điểm này tất cả đều là 'Quý âm li' này, 'An âm mạng' kia, 'Tiến âm tiền' đó, nó chỉ đều là dàn dựng."
Trong khi nạn phân biệt đối xử đã lan tràn ở Việt Nam, hai miền Nam - Bắc vẫn đang khắc khẩu căng thẳng chưa bao giờ ngừng, thì giới chức trách họ lại chỉ tay vào những nghệ sĩ hip-hop trẻ, những người luôn phục vụ cộng đồng của mình rất tốt.
Phim ảnh bạo lực
Không có hồi kết cho những tội lỗi mà nghệ thuật này bị buộc tội; nhạc rap đầu độc trẻ em, gây bất ổn cho hệ thống giáo dục, các buổi biểu diễn nhạc rap là những cuộc tắm máu bạo lực cần bị cấm—và người ta vẫn tiếp tục tin rằng nhạc rap là lý do khiến người nghe khờ dại bị tước quyền tiến bộ và phát triển trong xã hội Việt Nam.
Tại sao trong nhiều thước phim điện ảnh ta chỉ thấy nhạc rap bị gán ghép với những tên bất lương, hình ảnh băng đảng lưu manh như một thứ tệ nạn hơn nhiều thập kỷ với ánh nhìn cấm kỵ—rapper là những người điên rồ lạc lối và thứ âm nhạc thô thiển này chính là thủ phạm. Bản cáo trạng rõ ràng như một lời chỉ trích nhắm trực tiếp vào hip-hop từ những người bảo thủ đã thực sự làm tổn hại đến sự phát triển của một cộng đồng, thậm chí liên tục đánh sập các diễn đàn âm nhạc hip-hop là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của những tập hợp underground.
Giá trị đạo đức
"Chúng ta cần thiết lập lại niềm tin vào các cộng đồng của mình cũng như các giá trị và nguyên tắc đã giúp chúng ta vượt qua chế độ phong kiến, đã đưa chúng ta vượt qua ách đô hộ ngoại xâm, sự phân biệt đối xử và tất cả những điều khủng khiếp đã dồn lên chúng ta.
"Tại sao chúng ta có thể vượt qua những điều đó? Vì giá trị đức tin, vì gia đình của chúng ta, và khi chúng ta cho phép họ phá hủy cộng đồng nhạc rap mà chúng ta đã xây dựng, vì khi không nắm bắt được những gì đúng hoặc không đúng về mặt xã hội và chính trị, tình hình của chúng ta sẽ tiếp tục xấu đi," Anh Mac nói thêm.
Luật an ninh mạng 2018
Sau khi luật an ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 12/6/2018 thì ngày 7/10/2021, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề nghị xử phạt hành chính những rapper phát hành sản phẩm vi phạm đạo đức, văn hóa trên mạng xã hội.
Đề xuất trọng tâm 2 điều: "lưu hành bản ghi âm, ghi hình xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo" và "sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn trái thuần phong mỹ tục, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội". Vi phạm sẽ bị xử phạt đến 50 triệu đồng.
Cùng với đó là nhiều chỉ trích liên quan tới các bài rap được đánh giá có nội dung tục tĩu, thậm chí cổ súy bạo lực, khiêu dâm, loạn luân...
Trước tiên, hãy để tôi thiết lập một điều dễ hiểu rõ ràng rằng cộng đồng nhạc rap không bao giờ dung túng cho bất kỳ hoạt động xấu hay tuyên truyền bậy bạ nào nêu trên.
Nhiều bài rap đã bị đào xới và bị cáo buộc là "bẩn" và siêu phản cảm, thu về cho chủ nhân của nó một lượng lớn sự tiếp xúc không mong muốn từ những khán giả hoàn toàn xa lạ. Vì vậy, điều đó đã làm cho những bài hát đó được đặt dưới phạm vi phóng đại thêm, ngay cả những khiếm khuyết nhỏ nhất từ góc xa xưa cũng được đưa ra, càng làm cho công chúng thấy tò mò muốn tìm nghe. Thành thật mà nói, người nghe nếu không thích thì chắc chắn sẽ không bao giờ quay lại.
Nói về những lời tục tĩu, không có gì mà tôi chưa từng nghe ở những khu ổ chuột Đầm Sen quận 11 nghèo nàn nơi tôi từng sống khi còn nhỏ.
Nếu họ ngụ ý điều đó về giới rapper thì điều đó nói gì về chúng ta? Không phải tất cả rapper chúng ta đều giống nhau dưới góc nhìn cứng nhắc của họ?
Trong đề xuất đã nói rõ rằng họ sẽ không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính. Họ sẽ làm bất cứ điều gì họ phải làm để loại bỏ sự tồn tại của rap "bẩn".
Như thế nào là "rap bẩn"?
Từ khi nào mà tư duy tự do và tự do thể hiện điều mình muốn trên thế giới mạng không biên giới lại trở thành một cái tội và bạn có thể bị phạt vì điều đó? Sự khác biệt giữa thông điệp của một tệp âm thanh và một tweet hoặc một status được phát đi là gì? Chẳng có khác biệt gì mấy. Vậy ai sẽ là người đưa ra quyết định đâu là lằn ranh giới hạn?
Thông tín viên Tạp chí Ngoài Kia đã một lần nữa nói chuyện với Antoneus Long Mộng Gà qua Facetime, cập nhật cho anh ấy về tình hình diễn biến những gì đang xảy ra khi ngày càng nhiều các quy tắc và quy định nghiêm ngặt áp đặt cho rap. Long Mộng Gà là một trong những trụ cột của sức mạnh cuối cùng của Rap Việt vì nghĩa vụ người đàn ông của anh ấy sẽ không chỉ đơn giản bị lung lay bởi tham vọng. Giữa cuộc trò chuyện, anh ấy ngăn lại và nói rằng chúng tôi nên phát sóng trực tiếp ngay bây giờ vì mọi người cần nghe điều này.
Tôi có một ý tưởng, hãy để mọi người lựa chọn những gì phù hợp với họ. Hầu hết các rapper là những người trẻ tuổi đang đi làm, họ có đóng thuế và đóng góp cho cộng đồng của họ. Không giống như cách các phương tiện truyền thông miêu tả họ như những đứa trẻ ác độc vô tri, những người hoàn toàn không có la bàn phân biệt được đạo đức. Có rất nhiều rapper đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự cho đất nước.
Điều tương tự với khán giả; hãy để họ quyết định những gì họ xem, thay vào đó thực thi chương trình giới hạn độ tuổi nghiêm ngặt hơn thay vì cấm thể loại. Về cơ bản là giáo dục giới trẻ đúng sự thật về mọi thứ.
Rap fan tháng 8
Thuật ngữ "Rap fan tháng 8" để chỉ những người theo dõi biết đến nhạc rap qua chương trình Rap Việt Mùa 1 khởi chiếu vào tháng 8/2020, mô tả fan phong trào ít kiến thức là không thuyết phục bởi vì sự mô tả về nhóm đối tượng này thực chất được tìm thấy ở mọi thời điểm. Khái niệm đó là thứ được sinh ra từ những người sáng tạo nội dung, cũng chỉ để kinh doanh sản phẩm thương mại. Có rất nhiều người hâm mộ không thực sự quan tâm đến văn hóa hip-hop, giống như chính thần tượng của họ. Sự xuất hiện của họ phần lớn làm tổn thương bộ mặt của hip-hop, và điều đó đã xảy ra từ những ngày đầu của rap. Một lần nữa, đó là một kỹ thuật tế thần để đánh lạc hướng người theo dõi khỏi gốc rễ của các vấn đề.
Nó không chỉ phản tác dụng trong việc bảo vệ sân chơi của họ, mà còn làm nản lòng rất nhiều người hâm mộ trẻ tuổi và cấm họ công khai thể hiện và theo đuổi việc lắng nghe các nghệ sĩ yêu thích của họ. Không có gì sai khi một người mới bắt đầu khám phá một thể loại mới và đầu tư thời gian nghiên cứu về chúng. Hãy nhớ rằng ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó.
Ảnh minh họa bởi NKI.
Tại thời điểm này, có vẻ như điều sai trái với nhạc rap tại Việt Nam thực sự là một bộ phận đông đảo người nghe. Họ đơn giản xem nhạc rap là một thú vui tiêu khiển nhẹ nhàng. Họ nghe đến chán nên cuối cùng họ muốn chơi, họ muốn bắt đầu sáng tác và thu âm. Là những người cống hiến lâu năm, chúng ta có gì để ngăn chặn hoặc điều chỉnh nội dung của họ khi chúng ta muốn có cùng quyền tự do thể hiện cảm xúc qua tác phẩm của chúng ta.
"Cách đây không lâu làn sóng rapper đó đã chiếm đoạt Rap Việt trước mắt tất cả chúng ta một cách kinh ngạc, thông qua sự cho phép của các chương trình truyền thông và giải trí. Không ai muốn lên tiếng bảo vệ tính xác thực của nhạc rap để tự biến mình thành 'gã đó', người đi ngược lại với ý kiến đám đông. Kiên nhẫn quan sát từ xa, tôi nghĩ đó là cú hích cuối cùng giúp tôi bắt đầu xây dựng nền tảng Tạp chí & Học viện Ngoài Kia," Anh Mac nói.
Bản tin VTV tố cáo MV 'Ông Bà Già Tao Lo Hết' của Bình Gold & Lil Shady có ca từ nhảm nhí, dung tục, chứa hình ảnh có thể khiến bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng rùng mình lo sợ nếu con mình xem và học theo.
'Tượng' của Rhymastic được cho là gây bức xúc vì biến âm nhạc thành công cụ để mạt sát, thóa mạ lẫn nhau. Trước sự việc này, NSƯT Tấn Minh chia sẻ: "Quá tồi tệ và ảnh hưởng sâu sắc đến một thế hệ mới. Bản thân chúng ta còn không nghe được, phản cảm. Lời hát đó còn không được phát ngôn từ miệng của những người bình thường chúng ta nói chuyện với nhau ở quán cafe, huống hồ nó lại lên kênh đại chúng, chúng ta không lường trước được chuyện gì xảy ra cho những thế hệ tiếp theo của chúng ta."
Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long NSƯT Tấn Minh nói về loạt nghệ sĩ biến âm nhạc thành "xấu xa, bẩn thỉu": "Quá tồi tệ, Ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ mới". Ảnh: VTV
Ngày 14/10, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Cao Thái đã ký văn bản xử phạt 45 triệu đồng nhóm Rap Nhà Làm, kèm theo yêu cầu buộc tiêu huỷ bản ghi âm 'Thích Ca Mâu Chí' phát hành tháng 6/2021 vì hành vi lưu hành sản phẩm "xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo", theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 38/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Rapper nhóm Rap Nhà Làm tới sám hối tại chùa Quán Sứ. Ảnh: NSCC
Cùng ngày, ông Phạm Cao Thái xác nhận đã ra lệnh xử phạt Chị Cả 35 triệu đồng vì sáng tác bài 'Censored', được cho là thể hiện vào năm 2020, vi phạm "thuần phong mỹ tục".
Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL Phạm Cao Thái. Ảnh: Tổ Quốc
Những người theo dõi cảm thấy rất khó hiểu vì trước giờ toàn bộ thần thái và cả phong cách của Chị Cả đều dựa vào khuôn mặt thon gọn song tính với mái tóc xoăn dài, và thích mặc váy. Với nghệ danh như Chị Cả, kiểu cái tên đã đủ cho thấy đây là một nhân vật thích khiêu khích những suy nghĩ. Nếu bây giờ họ thách thức quyền tự do ngôn luận của anh ta thì chẳng phải tất cả lỗi đều bắt nguồn do ban nhân sự của Thế giới Rap - King of Rap, chịu trách nhiệm bởi công ty Cát Tiên Sa, đã không kỹ lưỡng trong quá trình kiểm tra lý lịch và lịch sử danh mục nhạc của Chị Cả trước cuộc gọi phát sóng của chương trình, vô tình cho phép anh ấy được lên truyền hình cầm chiếc loa phát thanh lớn nhất nước Việt Nam, trao cho anh sự nổi tiếng và đưa anh ấy tiếp cận thêm khán giả?
Chị Cả tại cuộc thi King of Rap tháng 10/2020. Ảnh: SaoStar/King of Rap
Trong một thế giới ngày càng thù địch với những khác biệt về quan điểm, các nghệ sĩ độc lập dần cảm thấy e ngại khi sử dụng tiếng nói của mình. Droppy, thành viên của LoCoBoiz, đã đưa ra một cái nhìn về người bạn chung nhóm của mình sau sự cố phạt tiền khắc nghiệt. "Đến thì đón thôi," anh ấy có câu trả lời đến sự quấy nhiễu từ những người chống đối thái quá đến Chị Cả và danh tiếng chung của cả nhóm LoCoBoiz.
"Mình có hỏi thăm chuyện, Chị Cả giải quyết OK rồi. Bọn mình quen rồi hehe. Bọn mình gặp chuyện như này từ lúc mới thành lập nhóm rồi," Droppy nói.
Khi chúng tôi gọi đó là các sự kiện anti-nhạc rap, chúng tôi không chỉ định nó chống lại tất cả các thể loại nhạc rap, vì rap "bẩn" vẫn là rap, trừ khi họ không muốn công nhận rằng nó đủ tiêu chuẩn để trở thành rap, thì đó là vấn đề ngay ở đó vì dù họ có đề xuất nó là rap hay không thì tính chất vẫn thuộc thể loại rap. Họ không thể tùy chọn những gì thuộc hoặc không thuộc quyền tự do ngôn luận, mặc dù chúng ta có thể đồng ý rằng nội dung của bài nhạc có thể không chuẩn mực nhưng trừ khi đó là một mối đe dọa nhất định đối với ai đó, do đó, mọi nội dung cần được bảo trợ hoàn toàn dưới quyền tự do ngôn luận.
Trớ trêu thay, trong bài báo của Cơ Quan Ngôn Luận Hội Nhà Báo Việt Nam, không ngạc nhiên khi được tài trợ bởi chương trình truyền hình Rap Việt của DatVietVAC, đã nhắc đến những nghệ sĩ như Anh Phan, Tùng Chùa, Torai9, Binz, BigDaddy, JustaTee, B Ray, Ricky Star khi đào bới quá khứ từ mọi góc độ, và đặc biệt dặn dò những bài rap này cần phải được loại bỏ trong cuộc sống.
Bài báo khuyến cáo về việc khi một người nghệ sĩ muốn theo đuổi dòng nhạc rap mainstream (chính thống), nói theo cách giống như underground là một dạng phân chia cấp bậc nhỏ hơn, từ hạng hai đến hạng nhất, thì chắc chắn nghệ sĩ đó cần phải thay đổi và thích nghi. Vậy những cuộc tấn công xâm phạm phối hợp truyền thông này dường như là lời hứa dành cho những nghệ sĩ theo đuổi dòng nhạc rap ngầm, khiến cho cộng đồng vốn đã bị mai một và tổn thương này đến bờ diệt vong trong vấn đề thời gian không thể tránh khỏi.
Một phút tỏa sáng được sắp đặt đã qua và bây giờ hãy đoán xem, chính chương trình đưa họ lên đã sẵn sàng đẩy họ xuống. Những thần tượng này đã vô tình trở thành một thứ công cụ đơn thuần ràng buộc bởi hợp đồng để truyền bá và quảng cáo thông qua các hoạt động thương mại, trở thành khuôn mặt đại diện thúc đẩy những chương trình nghị sự của các tập đoàn. Không ngừng nghỉ. Họ nói những gì được chỉ đạo với họ, tác phẩm âm nhạc giống hệt như khi bạn lên mạng và đặt mua một sản phẩm. Đó là cách mà dòng nhạc thị trường ra đời. Chỉ rap những gì bạn được cho phép là đi ngược lại tất cả những gì hip-hop đã dạy. Long Mộng Gà nhắn nhủ với những người đã đánh đổi linh hồn của họ để tìm một con đường tắt:
"Lấy lại linh hồn của anh bạn đi!"
"Bằng cách nào đó, tôi tin rằng họ chỉ muốn rapper im lặng vì sự ngay thẳng mà nhạc rap có khả năng phản ánh phải gây nguy hiểm cho họ. Đó không phải là về những gì Chị Cả đã nói trong bài hát, mà đó là điều chưa từng xảy ra, họ có thể phạt bạn vì bất kỳ điều gì họ cho là không phù hợp," Anh Mac cho biết lý do tại sao trường hợp cụ thể này khiến cộng đồng nghệ sĩ nên quan tâm và như một lời nhắc nhở về quá trình sáng tạo và kích thích suy nghĩ của họ đang bị kìm nén từng ngày. "Thời kỳ suy thoái đỉnh điểm đối phó đại dịch vừa qua, do không thể tìm thấy bất kỳ phương tiện nào để tồn tại đã chứng kiến cuộc di dân hàng loạt trên phương diện rộng chưa từng thấy từ rất lâu. Thành phố những tòa nhà cao tầng rất phát triển cho ta thấy còn rất nhiều những người nghèo khổ đến mức khó tin. Với tương lai ảm đạm chờ đón và giới chức trách chỉ đổ lỗi cho những bài hát của những rapper trẻ vì nó có thể 'sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; có nội dung kích động bạo lực; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại'? Làm thế nào mà tất cả những điều này có thể trở nên như thế? Bởi vì chính sự thoải mái thờ ơ của chúng ta đến những thứ đang diễn ra xung quanh mà đến khi nhận ra thì đã quá muộn."
Comments