top of page
​AD
Hòa Nguyễn

Cattigara Xưa Trên Bản Đồ La Mã Nay Là Óc Eo - Hà Tiên

Các học giả hiện đại đã liên kết Cattigara với di chỉ khảo cổ ở Óc Eo - Hà Tiên Việt Nam ngày nay.

Bản đồ thế giới từ ấn bản năm 1482 của Leinhart Holle về Địa lý thế kỷ thứ 2 của Ptolemy.

Cattigara là tên của một thành phố cảng lớn nằm trên bản đồ Magnus Sinus của Claudius Ptolemy người Alexandria ở thế kỷ thứ 2, được nhiều nguồn cổ xưa ghi chép là nằm tại 8 ½ độ về phía nam của Xích đạo.


Tuy nhiên, do lỗi ghi chép, vài nhà nghiên cứu hiện đã xác định rằng Cattigara của Ptolemy thực ra nằm ở 8 ½ độ về phía bắc Xích đạo và là tiền thân của Sài Gòn với tư cách là cảng chính và trung chuyển ở cửa sông Mekong.


Cattigara nằm ngoài cùng của bản đồ Magnus Sinus của Claudius Ptolemy.


Tên “Cattigara” có lẽ bắt nguồn từ tiếng Phạn “Kirti-nagara” (कीर्ति- नगर) nghĩa là “Thành phố nổi tiếng” hoặc “Kotti-nagara” (कोटि-नगर) “Thành phố mạnh mẽ”.


Bác sĩ và nhà văn người Scotland John Caverhill năm 1767 cho rằng Cattigara là cảng Ponteamass của Đồng bằng sông Cửu Long, nay là Hà Tiên, không xa Óc Eo.


Bác sĩ và nhà văn người Scotland John Caverhill.


Nhà địa lý người Pháp thế kỷ 18, Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville, đã đặt Cattigara ở cửa sông Mekong (Cottiaris), được hiển thị trên bản đồ của ông dưới cái tên Orbis Veteribus Notus (Thế giới được người xưa biết đến).


Nhà địa lý người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville.


Nhà du thuyền và nhà văn người Thụy Điển Björn Landström cũng kết luận, từ hướng đi thuyền của thương gia cổ đại kiêm thuyền viên Alexander, rằng Cattigara nằm ở cửa sông Mekong.


Nhà du thuyền và nhà văn người Thụy Điển Björn Landström. Ảnh: Mirja Wilenius


Jeremy H.C.S. Davidson năm 1979 nói rằng nghiên cứu về Hà Tiên và Óc Eo là điều không thể thiếu để giải thích chính xác về địa điểm này.


A.H. Christie năm 1979 nói rằng “sự hiện diện của các hiện vật, tuy với số lượng ít, từ Phương Đông La Mã” đã làm tăng thêm sức nặng cho phỏng đoán rằng Óc Eo là Cattigara của Ptolemy.



Học giả cổ điển nổi tiếng người Đức, Albrecht Dihle, ủng hộ quan điểm này và nói rằng:


"Từ bản tường thuật về chuyến đi của Alexander được Ptolemy đề cập, Kattigara thực sự có thể chỉ nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, bởi vì Alexander đầu tiên đi dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo Malacca, về phía bắc đến Bangkok, từ đó chỉ dọc theo bờ biển về phía đông nam, và đến Kattigara cũng vậy ... Ngoài ra, tại Óc Eo, một nhà thờ được khai quật ở phía tây đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vương quốc cổ Phù Nam, những hiện vật La Mã đã được tìm thấy từ thế kỷ thứ 2 công nguyên.”

Học giả cổ điển người Đức Albrecht Dihle.

Nếu đúng như vậy thì ở thế kỷ thứ 2, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tồn tại một cảng nổi tiếng có giao thương với La Mã.



Người La Mã cũng giao thương với Trung Quốc thông qua Giao Chỉ. Thời bấy giờ kĩ thuật đi thuyền chưa phát triển nên các thương thuyền men theo đất liền để đi.


Như vậy, người La Mã hẳn đã cập cảng tại đồng bằng sông Cửu Long và có thể từ đó men theo đất liền đi lên Giao Chỉ trao đổi với nhà Hán.


Điều này cũng có thể cho thấy vùng đồng bằng sông Hồng hoặc sông Mã đã có một sự kết nối thương mại với đồng bằng sông Cửu Long từ thời cổ.


Phải chăng qua đường thương mại này mà tên 12 con giáp đã lan từ hệ ngữ Việt - Mường sang tiếng Khmer để rồi truyền qua Thái Lan và Lào?

Comments


Không bao giờ bỏ lỡ bản tin mới

Đăng ký nhận thư từ Ngoài Kia

Cảm ơn bạn. Chúng tôi sẽ liên hệ sớm.

bottom of page